Cả thế giới quay lưng với thép Trung Quốc, Việt Nam không bảo hộ thì ngành thép thì chết!
Năm 2015, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép (803,8 triệu tấn), xuất khẩu 111,6 triệu tấn thép trong đó Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 thế giới và đứng thứ nhất trong khối Đông Nam Á về nhập khẩu thép (16,3 triệu tấn).
Đó là nhận định của một chuyên gia ngành thép khi đánh giá về câu chuyện có hay không nên áp dụng thuế bảo hộ chính thức đối với mặt hàng phôi thép, thép dài và tôn mạ nếu kết thúc 200 ngày bảo hộ tạm thời sau quyết định của Bộ Công thương vào tháng 3/2016. Theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam, chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam lên tới 6,2 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 2,3 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến gần 3,7 triệu tấn, trị giá 1,26 tỷ USD, chiếm 59,72% tổng lượng thép nhập khẩu. Năm 2015, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép (803,8 triệu tấn), xuất khẩu 111,6 triệu tấn thép trong đó Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 thế giới và đứng thứ nhất trong khối Đông Nam Á về nhập khẩu thép (16,3 triệu tấn).
Sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng liên tục trong 6 năm trở lại đây
Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam các tháng (cột đỏ: sản lượng thép nhập khẩu đơn vị: nghìn tấn, đường đen: giá trị nhập khẩu đơn vị USD/tấn)
Thực tế các ông lớn trong ngành thép trong nước hiện nay như Hòa Phát, Hoa Sen, VNSteel, Pomina, Vinakyoei, Posco vẫn có thể có lời, nhưng với các doanh nghiệp thép thuộc sở hữu nhà nước tình hình vẫn không mấy sáng sủa. Nhờ SCIC tham gia rót 1.000 tỷ vào Gang thép Thái Nguyên, công ty này vẫn đang rất chật vật với khoản lỗ lũy kế 135 tỷ và gánh nặng nợ vay hơn 6.000 tỷ, nhờ có thuế bảo hộ áp dụng từ ngày 22/3, Tisco bắt đầu có lãi trở lại, mức lãi 52 tỷ đồng trong quý 1. Tổng công ty thép (VNSteel) mặc dù doanh số bán thép đứng đầu thị trường (23% thị phần) với doanh thu quý 1/2016 gần 4.400 tỷ nhưng cũng chỉ lãi chưa đầy 12 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 99 tỷ), với con số lãi mong manh 12 tỷ, nếu sản lượng thép bán hàng của VNSteel bị chèn ép bởi thép Trung Quốc thì hàng nghìn tỷ đồng đầu tư của Nhà Nước sẽ không mang lại hiệu quả. Ngành thép là một trong các ngành công nghiệp chủ lực của nước nhà và là một trong các ngành còn sống sót và phát triển được đến thời điểm hiện tại, ngoài ra số nhân công làm việc trong ngành thép cũng lên tới hàng trăm nghìn người, đánh giá về thép Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội thép ông Hồ Nghĩa Dũng trả lời báo chí cũng cho rằng việc nhập khẩu một lượng lớn phôi thép và thép dài từ nước ngoài vào Việt Nam nếu không được xem xét kịp thời sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của các cơ sở sản xuất phôi thép cũng như thép xây dựng nói riêng và cả ngành công nghiệp thép trong nước nói chung. (Trích nguồn: //ndh.vn/ca-the-gioi-quay-lung-voi-thep-trung-quoc-viet-nam-khong-bao-ho-thi-nganh-thep-chet–20160620071047144p150c168.news)
Xem thêm ...
- Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 5/2025 23/06/2025
- 𝔍Giá phôi thép, thép cây trong nước Trung Quốc tăng nhẹ; Giá vận chuyển đường biển ổn định 18/06/2025
- ༒Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế theo Mục 232 đối với thép và nhôm 11/06/2025
- 🌞Giá xuất khẩu HRC của Trung Quốc giảm nhẹ trong tuần 21/05/2025
- Giá phôi thép dao động ở ASEAN 18/04/2025