Giảm thuế nhập khẩu MFN: Động lực để ngành thép nâng cao năng lực cạnh tranh
“Điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đối với mặt hàng thép, trước mắt có thể tạo áp lực cho doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, nhưng đây cũng là động lực để doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa trong việc giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng xuất khẩu sản phẩm, tận dụng cơ hội từ các FTA…”- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nghiêm Xuân Đa bày tỏ quan điểm đồng thuận với Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa được Chính phủ ban hành.
PV: Nghị định 101/2021/NĐ-CP được ban hành có nội dung giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm từ 5% đến 10% sau ngày 30/12/2021 nhằm góp phần giảm giá thép trong nước, thúc đẩy sản xuất, kiểm soát lạm phát… Ông bình luận như thế nào về chủ trương này?
Ông Nghiêm Xuân Đa: 🐷Đầu năm 2021, chúng tôi đã được nghiên cứu và góp ý vào dự thảo Nghị định 101/2021/NĐ-CP và đã có văn bản báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ.
![]() |
Ông Nghiêm Xuân Đa |
PV: Xin ông có thể phân tích cụ thể hơn về việc khi thuế MFN giảm thì lực nhập khẩu thép vào Việt Nam sẽ tăng tạo ra sức ép như thế nào đến sản xuất trong nước và giá thép liệu có giảm nhiệt?
Ông Nghiêm Xuân Đa:🌜 Về nguyên tắc chung khi cắt giảm thuế nhập khẩu rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm thép nhập khẩu dễ dàng vào Việt Nam hơn và sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh cho các sản phẩm thép trong nước do đó các DN trong nước buộc phải cải tiến để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Xuất khẩu 6,5 triệu tấn thép
Các doanh nghiệp thép Việt Nam đã nỗ lực để phát triển thương hiệu sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới nhằm phát huy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 10 tháng/2021, Việt Nam đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn thép các loại đến các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ, EU… kể cả Trung Quốc, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. |
PV: Bước vào sân chơi quốc tế sẽ xảy ra 2 tình huống: nếu nhà nước mãi bảo hộ sẽ khiến DN “không lớn”, nhưng nếu mở rộng cửa, giảm thuế nhập khẩu thì DN chịu áp lực cạnh tranh của hàng ngoại nhập, buộc phải thích ứng, phát triển. Vậy ngành thép Việt Nam đã có giải pháp nào để đứng vững phát triển, thưa ông?
Ông Nghiêm Xuân Đa:🎀 Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 15 FTA điều này vừa tạo ra cơ hội gia tăng xuất khẩu cũng như đòi hỏi các ngành sản xuất phải thích ứng để phát triển…
Nghị định 101/2021/NĐ-CP đã được ban hành, ngành thép ủng hộ, tuân thủ và sẽ triển khai có hiệu quả trong thời gian tới. Chúng tôi xác định đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội đòi hỏi DN sản xuất thép không ngừng đổi mới công nghệ, giảm chi phí giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hậu Covid-19 hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, đề nghị các bộ, ngành liên quan chủ trì xây dựng và sớm ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm tôn mạ, tôn phủ màu. Đồng thời, hướng dẫn quy trình tham gia của các bên như cơ quan nhà nước, hiệp hội, DN để có tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Quy chuẩn Việt Nam cũng cần thích ứng với tiêu chuẩn của các quốc gia khác để sản phẩm Việt Nam có thể đẩy mạnh, bán ra thị trường nước ngoài. Điều quan trọng nữa là đối với ngành thép việc đầu tư sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo chiến lược dài hơi, nên rất mong muốn những thay đối về mặt chính sách của Nhà nước (ví dụ như chính sách thuế xuất nhập khẩu) đến ngành thép được thực hiện có lộ trình, để DN sản xuất thép có thời gian điều chỉnh kế hoạch và thích ứng.PV: Xin cảm ơn ông!
Hỗ trợ ngành thép trước các vụ kiện phòng vệ thương mạiTheo Hiệp hội Thép Việt Nam, bảo hộ sản xuất trong nước, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là xu hướng được các quốc gia lớn áp dụng. Qua thống kê ngành thép những năm vừa qua phải đối mặt với 66 vụ kiện, chiếm đa phần trong các vụ kiện về sản phẩm của Việt Nam tham gia xuất khẩu. Để ngành thép phát triển, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng mong muốn nhà nước có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ sản xuất trong nước, ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ DN trong việc xúc tiến thương mại xuất khẩu các mặt hàng thép. Hiện nay thép Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 30 thị trường và có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường các quốc gia Việt Nam đã ký kết FTA và các quốc gia trong các FTA đã ký kết và sắp có hiệu lực. |
(Theo thoibaotaichinhvietnam.vn)
- 🦋Thủ tướng chỉ thị thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước 20/06/2025
- 𝄹2. Cục Phòng vệ thương mại tổ chức buổi tham vấn về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (Mã vụ việc: AD19) 18/06/2025
- 🍒Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm bê tông cốt thép nhập khẩu từ Việt Nam 16/06/2025
- ꦯTổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế theo Mục 232 đối với thép và nhôm 11/06/2025
- ﷺBộ Công Thương gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (Mã vụ việc: AD19) 04/06/2025